Truyền thống

Tổ chức nhà trường

Tin tức hàng ngày

Khuyến học

Kế hoạch công tác

Tài nguyên

Nhịp sống học đường

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4483

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 834775

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang nhất » Tin Tức » Nhịp sống học đường

DU HOC MY

Du học yêu nhau, ngủ hay không ngủ?

Thứ năm - 09/02/2012 09:25
Do văn hoá phương Tây và phương Đông có nhiều điểm rất khác biệt nên du học sinh đi du học cũng bị “sốc” mà quay trở về cũng “sốc”.

Văn hoá  “nhai” và xếp hàng

Trần Tuấn, một du học sinh có thời gian học 7 năm tại Pháp kể: Một lỗi khá phổ biến của người Việt khi ra nước ngoài là tật nhai chóp chép, tức là khi ăn phát ra tiếng kêu, thậm chí nhìn thấy đồ ăn trong miệng! Thứ hai là nhiều khi không kiên nhẫn xếp hàng mà cứ đòi ưu tiên lên trước.

Hồi mới sang, Tuấn có  lần đỏ mặt thay cho bạn vì trong một cuộc liên hoan nhóm với đủ chủng tộc và màu da, một bạn sinh viên Việt khi nhai phát ra tiếng kêu vang khắp gian phòng, thỉnh thoảng còn bắn đồ ăn ra khỏi miệng vì vừa nhai vừa nói chuyện khiến cho các bạn Tây “mắt tròn mắt dẹt”.


Tìm hiểu thông tin du học. Ảnh: Lê Anh Dũng
 
Người Âu Mỹ dạy con từ lúc nhỏ khi nhai thức ăn thì phải ngậm miệng, không nói trong lúc nhai, như thế mới là lịch sự. Tuy nhiên, người Việt thì ít nhà có thói quen như vậy và khi ra nước ngoài, cứ bê nguyên xi thói quen ấy khiến người nước ngoài rất dị ứng!

Trong một lần xếp hàng mua đồ giảm giá dịp cuối năm, thấy dòng người xếp hàng quá dài, Tuấn cũng lĩnh một bài học khi muốn chen lên trước. Thấy một bạn sinh viên Việt đang xếp hàng ở giữa hàng, Tuấn chạy tới bắt chuyện và định chen vào, lập tức một ông Tây mặt mày đỏ gay tới túm cổ lôi ra khỏi hàng làm Tuấn ngượng chín mặt. Từ ngày đó, dù hàng dài tới đâu, bạn cũng tuân theo luật rất nghiêm chỉnh.

Tuấn chia sẻ, khi một xã hội mới hình thành cho bạn một thói quen, đặc biệt khi bạn cũng công nhận đó là một thói quen tốt thì khi trở lại quê nhà, bạn lại bị sốc với chính nền văn hoá mà bạn đã từng sinh ra và lớn lên. Tuấn công nhận rằng, khi bạn ấy ngồi ăn với một người nhai chóp chép và khi ăn văng đồ ăn ra ngoài, bạn không thấy ngon nữa. Có lần Tuấn đã góp ý cho người họ hàng của mình và “lãnh đủ”, lại còn bị chửi một chặp là vừa mới đi Tây về “đã tỏ vẻ ta đây, thích thế thì sang Tây mà ở”.

Không thích ở chung với bố mẹ  nữa

Sau 4 năm đi học nước ngoài về, Hoa gặp một bài toán rất khó giải. Cô  là con một nên bố mẹ rất kỳ vọng sẽ có một chàng trai chịu ở rể, để cô không cách xa bố mẹ. Tuy nhiên, qua nhiều năm sống ở nước ngoài, tự mình bươn chải và sống độc lập, giờ giấc sắp xếp theo ý mình, khi trở về, cô cảm thấy không thể ở với bố mẹ lâu dài.

Mâu thuẫn trước hết là quan điểm sống. Là cô gái thành đạt và có mối quan hệ rộng, bạn bè của cô đều có căn hộ riêng và bày trí rất đẹp, Hoa nhiều khi cảm thấy xấu hổ khi dẫn bạn bè tới nhà mình.

Bố mẹ cô  là tuýp người bảo thủ, đồ đạc cũ  kỹ cách đây vài chục năm cũng không bỏ đi. Căn nhà cô lẽ ra nó cũng rất đẹp nếu bỏ hết những đồ cũ kỹ, quét sơn lại và bày trí theo kiểu khác. Thế nhưng sau nhiều lần gợi ý, bố mẹ cô không đồng ý cho thay đổi bất kỳ những gì trong căn nhà.

Hoa hiểu rằng, điều mình thích cũng quan trọng như điều bố mẹ thích. Cô thích một căn hộ ít đồ đạc, chỉ chứa những gì quan trọng nhất, còn lại là không gian thoáng đãng, tóm lại là thích một căn nhà đẹp để thư giãn sau ngày làm việc mệt mỏi, nhưng bố mẹ cô lại thích tích trữ đồ đạc vì kỷ niệm và sự gắn bó.

Không thay đổi được bố mẹ, không thay đổi được ý thích của mình, Hoa ước ao được sống riêng dù cô rất muốn được chăm sóc bố mẹ lúc tuổi già. Cô từng bày tỏ sáng kiến là mua hai căn hộ  chung cư liền kề, bố mẹ sống một căn, cô ở một căn, nhưng khổ nỗi, bố mẹ cô nhất định không chịu ở chung cư!


Tây và Ta khác nhau về văn hoá, nhưng đều giống nhau ở tình yêu thương, mong
muốn yêu và được yêu. Ảnh: Diễn đàn Bạc Liêu

Khi ở Hà Lan, Hoa đã nhiều lần chảy nước mắt khi thấy cụ ông hoặc cụ bà đi lên đi xuống xe bus một mình rất khó nhọc, và tự hỏi, con cái họ  đâu mà họ phải một mình đi siêu thị mua thức ăn khi già yếu thế này. Có lần cô hỏi chuyện được một người hàng xóm, 70 tuổi và sống một mình, trông rất buồn. Bà cho biết con cái đều ở thành phố khác, thỉnh thoảng mới về thăm được vì công việc bận rộn và có cháu nhỏ.

Hỏi tại sao bà không ở cùng con cái, bà nói: Tụi nó ra khỏi nhà  lúc 18 tuổi và rất khác về quan điểm sống. Nếu sống chung thì cả hai đều không vui và có thể cãi nhau, như thế còn tệ hơn. Nếu ốm đau thì đã có bệnh viện chăm lo vì có bảo hiểm, còn ăn uống thì vẫn tự nấu nướng được vì đồ siêu thị đã sơ chế sẵn, chỉ việc nấu.

Bà tròn mắt khi Hoa kể, ở Việt Nam, ông bà già còn tham gia vào việc trông cháu nội, cháu ngoại nữa, dù tuổi rất già. Bà bảo: ồ, ở đây, con của ai thì  người ấy chăm sóc và dạy dỗ chứ người khác không được quyền can thiệp vào, đó là lý  do vì sao cháu không ở chung với ông bà. Cho ăn uống thì ông bà làm được, nhưng chuyện dạy dỗ thì rất khó.

Tuy nhiên Hoa cũng nhận thấy rằng, do cả xã hội đều thế nên không có ai chạnh lòng. Còn ở Việt Nam, đa phần bố mẹ sống chung với con gái, thì nếu ở riêng thì lại trở nên quá khác với mọi người, chắc chắn sẽ gặp ngay “dư luận” không tốt.

Yêu nhau, ngủ  hay không ngủ?

Thanh Hà còn nhớ, cả nhóm du học có đề tài bàn tán khi gặp nhau là cô Thuỷ trọ chung nhà thỉnh thoảng lại mất hút vài ngày với một bạn trai người Pháp gốc Hàn. Mặc dù đều là dân du học, nhưng họ không thể nào chấp nhận được một cô gái nhanh chóng “tiếp cận văn hoá phương Tây” nhanh như vậy được.

Nhưng rồi sống một thời gian dài, vừa áp lực học hành, vừa cô đơn vì bạn bè ai cũng có việc người nấy, những lúc một mình đi trong tuyết lạnh, cô mới thấy rằng tình cảm của gia đình qua những lá thư, một năm vài lần họp mặt bạn bè là không đủ, cần hơn hết là một vòng tay ấm. Ở xã hội phương Tây, ai cũng bận rộn và riêng tư, muốn gặp nhau là phải hẹn ngày giờ, không phải alo cái là ra cà phê gặp nhau được. Hoa đã phải thay đổi quan niệm.

Rồi cô cũng yêu và  sống chung với bạn trai, như tất cả mọi người xung quanh, chẳng có ai lên án chuyện đó cả.

Ngày trở về, biết  được việc này, bố mẹ cô đã bị sốc thực sự, đặc biệt là khi cô và người yêu cũng chia tay. “Mất rồi thì còn ai lấy nữa hả con”, mẹ cô than thở. Rồi cũng đến lượt Hoa thở dài sau một năm ở Việt Nam. Các chàng trai theo đuổi cô dần dần cũng nói lời tạm biệt vì sợ những cô nàng du học có quá khứ như cô. Cô mới thấm thía nỗi buồn du học.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

LIÊN KẾT TÀI LIỆU

Mạng ioe
Mạng moet
Violym
Mang Edu
Sở GD&ĐT Nghệ An

ĐỌC NHIỀU NHẤT