Kinh nghiệm học tập môn lịch sử

Cũng như các môn học khác, môn học Lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung.

HOÀN CẢNH NẢY SINH ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHỆM

Cũng như các môn học khác, môn học Lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành,… Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học.

- Người giáo viên trong dạy học Lịch sử đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung sách giáo khoa, lại càng khó khăn hơn trong việc phát triển bài giảng được soạn trên cở sở sách giáo khoa. Như vậy, bài giảng không thể gây hứng thú cho học sinh học tập, gây nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh

- Đa số học sinh coi bộ môn Lịch sử là “môn phụ”, dễ học. Vì vậy, các em ít chú ý nghe giảng (vì giáo viên cũng chỉ nói những nội dung trong sách giáo khoa). Các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở - không biết kết hợp với sách giáo khoa, lại càng không biết làm nảy sinh những vấn đề lịch sử cần được giải quyết. Các em lười suy nghĩ, không biết phân tích vấn đề, hay nhớ nhầm lẫn giữa nội dung này với nội dung khác, càng không biết nêu vấn đề để bàn bạc - thảo luận và tìm hiểu.

Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực - chủ động của học sinh; những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn - giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị trí, vai trò của người học - vừa là đối tượng - vừa là chủ thể. Thông qua quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ động cải biến chính mình. Muốn làm được điều đó người dạy Lịch sử phải biết hướng dẫn một cách khoa học, có mục đích, có kế hoạch. Nếu giáo viên biết phát huy nội lực từ phía người học thì sẽ nâng cao được chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học.

Bản thân tôi là người giảng dạy Lịch sử lớp 9 liên tục 15 năm, thấy được những khó khăn trong quá trình giảng dạy (về quan niệm lệch lạc, về hạn chế ở người dạy và người học); từ đó đã chú ý áp dụng phương pháp mới trong dạy học Lịch sử thế giới lớp 9: dạy cho học sinh kỹ năng ghi nhớ logic, biết tìm điểm đáng chú ý để tiếp tục triển khai những ý khác, so sánh, lập dàn ý, lập bảng hệ thống hoá, rèn luyện cho học sinh kỹ năng và thói quen trình bày các nội dung đã học bằng lời của mình

Cũng như các môn học khác, môn học Lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung.
 

HOÀN CẢNH NẢY SINH ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHỆM

Cũng như các môn học khác, môn học Lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành,… Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học.

- Người giáo viên trong dạy học Lịch sử đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung sách giáo khoa, lại càng khó khăn hơn trong việc phát triển bài giảng được soạn trên cở sở sách giáo khoa. Như vậy, bài giảng không thể gây hứng thú cho học sinh học tập, gây nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh

- Đa số học sinh coi bộ môn Lịch sử là “môn phụ”, dễ học. Vì vậy, các em ít chú ý nghe giảng (vì giáo viên cũng chỉ nói những nội dung trong sách giáo khoa). Các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở - không biết kết hợp với sách giáo khoa, lại càng không biết làm nảy sinh những vấn đề lịch sử cần được giải quyết. Các em lười suy nghĩ, không biết phân tích vấn đề, hay nhớ nhầm lẫn giữa nội dung này với nội dung khác, càng không biết nêu vấn đề để bàn bạc - thảo luận và tìm hiểu.

Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực - chủ động của học sinh; những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn - giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị trí, vai trò của người học - vừa là đối tượng - vừa là chủ thể. Thông qua quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ động cải biến chính mình. Muốn làm được điều đó người dạy Lịch sử phải biết hướng dẫn một cách khoa học, có mục đích, có kế hoạch. Nếu giáo viên biết phát huy nội lực từ phía người học thì sẽ nâng cao được chất lượng hiệu quả của quá trình dạy học.

Bản thân tôi là người giảng dạy Lịch sử lớp 9 liên tục 15 năm, thấy được những khó khăn trong quá trình giảng dạy (về quan niệm lệch lạc, về hạn chế ở người dạy và người học); từ đó đã chú ý áp dụng phương pháp mới trong dạy học Lịch sử thế giới lớp 9: dạy cho học sinh kỹ năng ghi nhớ logic, biết tìm điểm đáng chú ý để tiếp tục triển khai những ý khác, so sánh, lập dàn ý, lập bảng hệ thống hoá, rèn luyện cho học sinh kỹ năng và thói quen trình bày các nội dung đã học bằng lời của mình