Truyền thống

Tổ chức nhà trường

Tin tức hàng ngày

Khuyến học

Kế hoạch công tác

Tài nguyên

Nhịp sống học đường

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 4


Hôm nayHôm nay : 201

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4443

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 834735

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức hàng ngày » Tin tức- Sự kiện

DU HOC MY

5 năm để 2 cô Tấm trong SGK mà Bộ GD vẫn... đang lắng nghe!

Thứ năm - 05/01/2012 03:48
5 năm để 2 cô Tấm trong SGK mà Bộ GD vẫn... đang lắng nghe!

5 năm để 2 cô Tấm trong SGK mà Bộ GD vẫn... đang lắng nghe!

(GDVN) - Việc hai dị bản Tấm Cám nằm trong hai bộ SGK 10 không thống nhất đã diễn ra suốt từ năm 2006, vậy mà Bộ Giáo dục vẫn không có ý kiến gì.

Xung quanh câu truyện Tấm Cám, các chuyên gia nhấn mạnh: “Đã là di sản hay lịch sử thì không được tự ý thay đổi”.

Không thể chấp nhận 2 phiên bản khác nhau trong SGK!

GS, NGND Nguyễn Lân Dũng cho biết, truyện Tấm Cám cũng như các truyện cổ tích khác, phải coi là những di sản văn hóa, mà đã là di sản thì theo Luật cần phải bảo vệ. Theo GS Dũng, trong khi giảng bài cho học sinh, giáo viên có thể giảng giải thêm cho học sinh tại sao thời đó lại như thế, khác với thời nay như thế nào, chứ không được sửa đổi.


GS Nguyễn Lân Dũng

“Việc tồn tại hai bài Tấm Cám khác hẳn nhau trong hai bộ SGK là không chấp nhận được. Như cái quai của trống đồng có hình đôi trai gái khá nhạy cảm, không có lẽ phải thay bằng cái quai khác ?(!). Theo tôi, truyện Tấm Cám có thể bớt chi tiết đi chứ không thể thay thành nội dung khác.

Chi tiết “đầu lâu” cho vào hũ mắm có thể bớt vì đã có chi tiết con quạ kêu: “Ngon ngỏn ngòn ngon, ăn thịt con có còn xin miếng” , thế là đủ rồi.

Một hình thức lừa dối học sinh…

Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng, truyện Tấm Cám là một sản phẩm của lịch sử và đã là lịch sử thì phải để nguyên, không được thay đổi. “Có thể trong khi giảng bài, giáo viên phân tích những chỗ chưa hay của truyện, những chi tiết không phù hợp với hoàn cảnh bây giờ, như vậy sẽ hợp lí hơn là việc chỉnh sửa, biến tấu. Đã là lịch sử, cái gì phù hợp thì tiếp nhận, cái gì không phù hợp thì mang ra để răn dạy con cháu” - nhà thơ Vũ Quần Phương thẳng thắn cho biết.

Theo quan điểm của nhà thơ Vũ Quần Phương, giữ lại lịch sử để người học, nhất là trẻ con được học một thứ “nguyên khối”, để trẻ con biết được chi tiết nào là cái ưu việt, chi tiết nào là dở, rồi mới biết phê phán. Tuyệt đối không được bóp méo!


Nhà thơ Vũ Quần Phương

Nếu không để nguyên cốt truyện, người viết sách của có thể cắt bớt những phần không hay đi. “Tấm Cám bị chê ở đoạn cuối nhưng phần trên có những hình tượng rất đẹp như con bống, chim vàng anh, những hình tượng đó không dễ gì sáng tạo được. Phải coi truyện như một quả cam. Phần nào bị thối, bị hỏng thì ta cắt bỏ, chứ không nên cố tình tìm mọi cách biến quả cam thối thành quả cam không thối. Điều đó là phi lí, vô đạo đức, đánh lừa học sinh! - nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết.

Nhân  đây, nhà thơ Vũ Quần Phương cũng thẳn thắn, không phải chỉ riêng truyện Tấm Cám mà còn nhiều truyện khác như Thạch Sanh, truyện này xưa nay chúng ta vẫn ca ngợi Thạch Sanh và chê Lý Thông. Thực tế, Thạch Sanh cũng rất ngớ ngẩn, bị Lý Thông lừa nhiều lần, Lý Thông thua chỉ vì có ông trời.

Hậu quả của việc không thống nhất giữa hai dị bản trong hai bộ SGK hiện nay, theo nhà thơ Vũ Quần Phương, học sinh sẽ không biết tin vào bản nào vì không có sự thống nhất. Hơn nữa, khi học sinh biết được đây là bản sửa sẽ dẫn đến những suy nghĩ tùy tiện, không có nguyên tắc.

… Bộ Giáo dục đang lắng nghe ý kiến!

Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, hiện giờ cuộc thảo luận vẫn đang thể hiện trên báo chí, Bộ Giáo dục đang lắng nghe.

“Chúng tôi vẫn đang lắng nghe. Theo dõi rất kĩ, đọc rất kĩ những bài trên mạng. Người đọc nói chung, không phải trong nhà trường và trong nhà trường đều có ý kiến, giáo viên và học sinh cũng có ý kiến. Trong đó, có nhiều ý kiến xuất phát từ chuyên môn, có hiểu biết về chuyên môn nói chung. Chúng tôi vẫn đang tiếp thu từ xã hội và vẫn phải nghe từ nhiều ý kiến khác nữa” ông Hoàn thông tin.

Điều đáng nói là, việc hai dị bản Tấm Cám nằm trong hai bộ SGK lớp 10 (chương trình chuẩn và nâng cao) không thống nhất đã diễn ra suốt từ năm 2006 cho đến nay, vậy mà Bộ Giáo dục vẫn không hề có ý kiến gì cho đến thời gian gần đây, khi dư luận lên tiếng, thì Bộ mới... "đang lắng nghe"?

Chừng nào, vẫn còn tồn tại hai dị bản Tấm Cám không thống nhất nằm trong hai bộ SGK lớp 10 này, thì chừng ấy, cả học sinh và giáo viên vẫn còn lúng túng trong tiếp thu và giảng dạy.


Tác giả bài viết: Xuân Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

LIÊN KẾT TÀI LIỆU

Mạng ioe
Mạng moet
Violym
Mang Edu
Sở GD&ĐT Nghệ An

ĐỌC NHIỀU NHẤT