Truyền thống

Tổ chức nhà trường

Tin tức hàng ngày

Khuyến học

Kế hoạch công tác

Tài nguyên

Nhịp sống học đường

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 287

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 7010

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 842204

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức hàng ngày » Tin nghành giáo dục

DU HOC MY

Tuyển sinh SV đòi lương nghìn đô và GV làm ngày không đủ tô phở

Thứ năm - 05/01/2012 04:08
Tuyển sinh SV đòi lương nghìn đô và GV làm ngày không đủ tô phở

Tuyển sinh SV đòi lương nghìn đô và GV làm ngày không đủ tô phở

(GDVN) - Có một nghịch lý đang tồn tại: SV đòi lương nghìn đô, trong khi đó, lương của một bộ phận giáo viên làm cả ngày vẫn không đủ tiền mua một bát phở.

Với thu nhập 500 ngàn đồng (chưa đầy 25 USD) một tháng, sau khi trừ tất cả các loại tiền bảo hiểm y tế, xã hội, công đoàn là số tiền 35 GV mầm non Mậu Lâm. Thanh Hóa nhận được, tính ra mỗi ngày số tiền này  không đủ để mua một tô phở. 

Trong khi đó, cách đây ít lâu, một vài SV Ngoại thương tuyên bố: "Lương dưới 1000 USD, không làm." Điều này phản ánh khoảng cách giữa khao khát và thực tế tiền lương nhận được cũng như sự phân hóa lương tiền đang tồn tại trong xã hội.

Giọt nước mắt của cô giáo mầm non Mậu Lâm, Thanh Hoá. Ảnh: Lê Hoàng. VnExpress

Mục đích đầu tiên của việc đi làm là để kiếm được nhiều tiền nhằm để phục vụ cho nhu cầu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng như mong muốn của mỗi người. Trong khi có những người may mắn tìm được một công việc với mức lương lý tưởng thì cũng có không ít người làm chật vật cả ngày vẫn không đủ sống.

 

Dù thế nào thì không ai có thể phủ nhận có một sự thật: Lương chính là yếu tố đầu tiên khi tìm việc. Chính vì thế, khi SV ra trường khát khao kiếm được một mức lương ổn định và phù hợp với năng lực cũng là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng khát khao là một chuyện, thực tế khi trực tiếp đối diện lại là một chuyện khác.

Một điều khiến rất nhiều băn khoăn sau khi ra trường chính là nơi làm việc và mức lương mình sẽ nhận được nếu làm việc ở đó. Hầu hết đều mong sẽ tìm được một công việc đúng chuyên ngành và lương thật cao.
Lương luôn là ý nghĩ hiện ra đầu tiên khi bạn nói chuyện về công việc. Không chỉ những sinh viên ở tỉnh, xuất thân từ những vùng quê nghèo khó đi ra thì họ mới khát khao làm được thật nhiều tiền, mà ngay cả với những sinh viên sinh ra và lớn lên nơi đô thị phồn hoa, họ vẫn mường tượng về một mức lương cao ngất ngưởng khi chọn nơi làm việc.
Và lương đương nhiên trở thành yếu tố đầu tiên để sinh viên chọn công việc sau khi tốt nghiệp. Làm việc với mức lương mơ ước trở thành ước mơ của những sinh viên vừa tốt nghiệp. Chuyện có những SV nhận lương nghìn đô là có thật nhưng làm được điều này chỉ là một bộ phận nhỏ sinh viên và họ cũng chỉ có thể nhận mức lương này khi làm việc cho những công ty nước ngoài hay công ty liên doanh. 
Tất nhiên, đó cũng là một mong muốn hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, thực tế khi ra trường, kiếm được công việc theo đúng nguyện vọng đó lại là một vấn đề khác.
Trong khi một số SV không ngần ngại đòi lương nghìn đô thì trong xã hội vẫn tồn tại những câu chuyện giáo viên mầm non nhận lương ngày không đủ bát phở.
Công sức và thời gian làm việc phải bỏ ra nhiều nhưng ngược lại chế độ lương của giáo viên mầm non lại thuộc một trong những bậc thấp nhất của ngành giáo dục. Không có thời gian làm thêm, làm ngoài, tất cả trông hết vào lương và một số khoản trợ cấp theo lương chính là lý do mà các cô giáo bậc học khó có thể gắn bó lâu dài với nghề.
So với số tiền lương nghìn đô mà một số SV Ngoại thương tuyên bố thì đồng lương mà giáo viên nhận được quá ít ỏi. Sống dựa vào lương, đồng lương thì quá khiêm tốn trong mặt bằng giá cả tăng hàng ngày chắc chắn người thầy rất chật vật.
Phải chăng chính từ cuộc sống của người thầy quá gian nan như vậy nên mới có câu truyền miệng “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”?
Dân tộc Việt Nam vốn coi trọng người thầy và luôn đặt họ ở vị trí trân trọng nhất, nhưng chỉ trân trọng thôi vẫn chưa đủ. Xã hội cần chung tay để người thầy không băn khoăn khi đứng trên bục giảng mà lòng còn nặng chuyện “cơm áo gạo tiền”.

Xã hội cần có cái nhìn công bằng và nhanh chóng kéo giảm khoảng cách nghịch lý này để người thầy toàn tâm toàn ý tập trung cho nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ.  
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

LIÊN KẾT TÀI LIỆU

Mạng ioe
Mạng moet
Violym
Mang Edu
Sở GD&ĐT Nghệ An

ĐỌC NHIỀU NHẤT