Truyền thống

Tổ chức nhà trường

Tin tức hàng ngày

Khuyến học

Kế hoạch công tác

Tài nguyên

Nhịp sống học đường

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 188

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 4430

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 834722

LIÊN KẾT WEBSITE

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức hàng ngày » Tin nghành giáo dục

DU HOC MY

Phụ huynh có phải là "cánh đồng màu mỡ" của thầy cô?

Thứ năm - 05/01/2012 03:37
(GDVN) - Mối quan hệ thầy trò ngày nay có còn như quan điểm trước đây. Liệu thầy có còn đúng mực, gương mẫu, học trò có tôn trọng và kính nể thầy cô?
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Mối quan hệ thầy trò ngày nay có còn như quan điểm trước đây? Các chuyên gia Giáo dục, Giáo sư nổi tiếng đã có cuộc chia sẻ với bạn đọc Báo Giáo Dục Việt Nam về mối quan hệ đặc biệt này.

Khi thầy "hỏi vay" tiền của học trò

Huỳnh Thi (TP.HCM)

- Thưa nhà thơ, con tôi mới học lớp 6, bây giờ về nhà là rất hay nói xấu thầy giáo rằng, thầy mượn cớ là thầy vay tiền gia đình bạn nọ, bạn kia, nếu không đi học thêm là thầy cho điểm kém, thường xuyên bị thầy sai đi mua thuốc lá nhưng không bao giờ đưa tiền... Tôi rất lo lắng và các bạn cùng lớp của con tôi thì ai cũng xác nhận chuyện đó. Vậy tôi có nên chuyển trường con tôi để có một môi trường giáo dục khác tốt hơn không?

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Trước tiên tôi khuyên bạn nên chuyển trường cho con. Còn hiện nay, khi chưa chuyển trường được thì cần phải biến yêu cầu của thầy thành sự tự nguyện chăm sóc thầy của mình, sao cho cháu bé không cảm thấy áp lực về vật chất của thầy. Mặt khác bạn cũng cần thân ái trò chuyện với thầy để tình cảm thầy trò của con bạn tốt đẹp hơn.

Di An (Cà Mau)

- Con tôi về nhà nói: “Phụ huynh là cánh đồng màu mỡ để thầy cô tăng gia sản xuất”. Tôi giật mình và nghĩ học sinh bây giờ không còn sự tôn trọng và yêu quý thầy cô như thế hệ chúng tôi? Vậy xin hỏi GS Nguyễn Lân Dũng, cách nghĩ của học sinh bây giờ như thế thì tại gia đình, Nhà trường, hay xã hội?

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Đương thời, bố tôi rất phản cảm với việc thầy cô nhận tiền từ học sinh hay gia đình. Ngành giáo dục đã có nhiều quy định chặt chẽ về việc thu tiền từ phụ huynh học sinh nhưng, nhiều Hội cha mẹ học sinh chịu áp lực của nhà trường mà đã thu tiền vượt mức quy định.

Ngoài ra, việc dạy thêm, học thêm không đàng hoàng đã gây phản cảm cho toàn xã hội. Tôi có một thầy giáo cũ dạy toán từ ngày xưa là thầy Nguyễn Thương, sau này, con cái thầy rất thành đạt, nhưng thầy vẫn thích đi dạy thêm, không phải vì tiền.

Con gái tôi và các bạn cháu được thầy đến nhà dạy thêm. Thầy đi xe đạp trong tay không có sách vở gì nhưng với kinh nghiệm nhiều năm, thầy giảng lại từng phần và ra bài tập cho các cháu làm ngay tại chỗ để rồi uốn nắn và giảng giải thêm. Những người thầy như thế nhẽ ra phải được tham gia viết sách giáo khoa và việc học thêm ở các thầy giỏi giang và đức độ như thầy Thương đâu có gì sai trái.

Buồn nhất là những thầy cô không dạy những phần quan trọng mà để dành cho các lớp học thêm đại trà khiến không em nào dám bỏ lớp dạy thêm. Tuổi trẻ phải nhìn vào thầy cô như những tấm gương sáng, kể từ lời ăn, tiếng nói tới phong cách đạo đức. Rất buồn khi nghe tin ngay ở Hà Nội mà có những trường mẫu giáo cả hiệu trưởng lẫn cô giáo đều nói ngọng, làm sao trẻ em chữa được tật nói ngọng. Nhất là lẫn lộn âm “l” và “n”.
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng

Nhà nước hay phụ huynh “nuôi” thầy cô?

- Tôi là sinh viên năm cuối một trường ĐH tại Hà Nội. Vừa qua tôi phải làm luận văn Tốt nghiệp, bạn bè cùng lớp tôi có đề nghị mỗi người nộp số tiền 1 triệu để đi thầy cô gọi là “chống trượt”. Tôi không phải là sinh viên kém, tôi đã rất nhiều lần đạt học bổng qua các kỳ học. Nhưng thấy các bạn nói vậy, tôi vẫn về xin tiền mặc dù nhà tôi rất nghèo. Bố mẹ không tin, và không cho, bắt tôi dẫn bố mẹ đến nhà cô giáo đó nhưng không có quà cáp gì. Cô giáo tiếp đón rất niềm nở còn hướng dẫn tôi cách làm. Nhưng sau đó, tôi vẫn bị trượt và phải bảo vệ lại. Khi tôi kể chuyện cho các bạn trong lớp nghe thì họ bảo tôi là... đần, là không theo kịp thời đại. Vậy xin hỏi PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền, là người từng gắn bó lâu năm trong ngành giáo dục, bà đã bao giờ thấy trường hợp sinh viên phải... "chống trượt" chưa?

PSG.TS Trần Lưu Vân Hiền: Tôi không tin là văn hóa phong bì đến với tất cả mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực giáo dục. Tự trọng là cái chất đầu tiên của người thầy, từ xưa đến nay, là cái bất biến. Cũng là một người thầy chúng tôi thực sự đau xót khi nghe và phải trả lời câu hỏi của bạn. Cô giáo của bạn chắc cũng buồn lắm.

Tuy nhiên điều này có thể xẩy ra ở đâu đó với một vài thầy nào đó. Nhưng chắc với bạn bạn đã trượt không phải vì cái phong bì đó đâu. Chúng ta cứ tin vào những điều tốt đẹp bạn nhé!

- Tiền "chống trượt" đó nghành Giáo dục có biết hay không? Hay là biết nhưng vẫn làm ngơ? Không biết khi biết được những "điểm tối" của ngành giáo dục Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu có còn muốn quay trở lại VN dạy học không nữa!(?)

PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền: Tôi được biết nhiều lần Châu đã khuyến cáo với lãnh đạo ngành giáo dục và Nhà nước là làm sao phải tạo cho những người thầy một vị trí xứng đáng trong cuộc sống. Lương giáo viên phải được ưu tiên lên hàng đầu trong các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển giáo dục. Trong năm nay Châu đã giành 3 tháng hè về làm việc tại Viện nghiên cứu Toán cấp cao. Một trong những hướng hoạt động chính của Viện là tổ chức môi trường khoa học thích hợp cho các giáo viên các trường làm việc, các thầy sẽ có những khoảng thời gian nhất định tập trung cho công tác nghiên cứu và nâng cao trình độ giảng dạy của mình khi tiếp xúc với cộng đồng khoa học trong và ngoài nước. Châu rất tin tưởng sự nghiệp giáo dục Việt Nam sẽ có thay đổi.
PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền

Xin hỏi GS Nguyễn Lân Dũng, giữa người cha và người thầy có điểm gì giống và khác nhau?

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Giống nhau phải ở chỗ thương yêu con trẻ, không có lòng thương yêu thật sự thì làm sao có thể tận tụy với sự nghiệp giáo dục.

Điều thứ hai là phải làm gương cho con trẻ. Thế hệ chúng tôi trưởng thành và nhiều người có những đóng góp tốt một phần vì ngay từ bậc phổ thông chúng tôi đã được học với những thầy giáo giỏi giang, mẫu mực. Tôi nhớ ngay từ cấp II, chúng tôi đã được học tại Khu học xá Trung ương với các thầy Hoàng Tụy, Hoàng Như Mai, Lê Bá Thảo, Trần Văn Khang,… Sau này, các thầy đều là những đỉnh cao trong giáo dục và khoa học.

Điểm khác nhau là bố mẹ chỉ chăm lo cho 1 – 2 đứa con còn thầy cô giáo phải chăm lo cho rất nhiều trẻ em. Ngày xưa, 95% dân ta không được đi học, ngày nay, mỗi năm, có tới 20 triệu học sinh – sinh viên đến trường. Tôi nhớ thời chống Pháp mỗi tỉnh chỉ có nhiều nhất 1 trường cấp III. Bây giờ, huyện nào cũng đều có một vài trường. Với 1 triệu giáo viên làm sao có thể đủ sức tạo lương bổng thỏa mãn nhu cầu để giáo viên có thể tàn tâm, toàn ý lo cho sự nghiệp trồng người. Đây là một vấn đề vừa bức xúc vừa rất khó giải quyết. Giáo viên cũng như cán bộ mọi ngành nghề khác đều vừa phải lo cho sự nghiệp của mình nhưng cũng không thể không làm thêm để bảo đảm ngân sách gia đình.

Vừa qua, tôi về dự Đại hội Khuyến học ở quê nhà (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên), ông bí thư Huyện ủy nói với tôi: “Vào dịp Tết, tôi chỉ tặng được mỗi thầy cô giáo có 100.000 đồng. Vậy mà, phải chạy cho có được 100 triệu đồng, vì huyện nhà có đến 1.000 thầy cô giáo”. Có nhiều huyện đông đến 2.000 thầy cô giáo, chạy cho có được 200 triệu đồng đâu có dễ. Vậy mà, với 100.000 đồng, theo thời giá hiện nay, thầy cô giáo liệu mua được gì cho ngày Tết của gia đình?!

Học thêm không có gì là xấu cả!

Thủy Trúc (Nhật Tân, Hà Nội)

- Con tôi học lớp 11 mà trong cuộc họp phụ huynh vừa rồi, thầy giáo chủ nhiệm gợi ý chúng tôi phải đóng một số tiền khá lớn để “bồi dưỡng” các thầy cô bộ môn chuẩn bị cho các cháu năm sau thi ĐH (không phải là tiền dạy thêm mà chỉ là bồi dưỡng thôi). Tôi có đi hỏi bạn bè có con cùng lứa tuổi thì ai cũng phải đóng khoản tiền này. Vậy xin hỏi GS Nguyễn Lân Dũng là Đại biểu Quốc hội, vậy thầy cô bây giờ là được Nhà nước nuôi? Phụ huynh nuôi? hay “Nhà nước và phụ huynh cùng nuôi”? Sự "gợi ý" của các thầy cô như thế có khác nào đã gieo vào đầu trẻ thói quen xấu?

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Ngành giáo dục đã được ưu tiên bằng phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên, cán bộ các ngành khác đâu kém vất vả hơn nhưng vẫn phải nhận những đồng lương rất ít ỏi (trừ những ngành liên quan tới tài chính). Rõ ràng là việc nâng cao đời sống cho giáo viên phải giải quyết đồng thời với việc cải cách tiền lương của toàn xã hội. Đúng là đời sống của giáo viên hiện nay rất khó khăn, bởi vì khó tìm được việc làm thêm do ít thời gian rảnh rỗi và cũng khó tìm được việc gì thích hợp hơn là việc dạy thêm.

Tuy nhiên, dạy thêm tràn lan là rất có hại như chúng ta đều biết. Vậy thì nhà trường phải nghĩ cách gì để nâng cao mức sống cho giáo viên. Nếu ở nông thôn, giáo viên có thể tự cải thiện bằng việc trồng trọt, chăn nuôi như các gia đình nông thôn khác hoặc nhận thêm việc khuyến nông để có thêm thu nhập. Ở thành phố thì đúng là khó khăn hơn, nhưng các cán bộ các ngành khác cũng vậy thôi. Học sinh có thể góp phần hỗ trợ thầy cô giáo nếu như đổi lại thầy cô giáo có nỗ lực tăng cường thật sự kiến thức bổ sung cho học sinh.

Dạy thêm với chất lượng tốt và không đại trà theo tôi không nên cấm đoán. Quan trọng là tư cách của người thầy khi đề ra các yêu cầu thỏa đáng về tiền bạc. Các Hội cha mẹ học sinh không nên chịu áp lực của nhà trường để rồi ép phụ huynh phải đóng góp những khoản tiền không hợp lý.



- Con tôi học hết cấp III, được đánh giá là học sinh ngoan hiền nhất lớp, rất nghe lời cha mẹ, nhưng khi cháu vào Đại học đến năm thứ 2 thì bị đuổi học vì tội đánh người khác gây thương tích. Xin hỏi PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền, ở môi trường ĐH xa gia đình, vai trò các thầy cô ngoài truyền giảng văn hóa thì có thể là người cha, người mẹ thứ hai định hướng tính cách cho sinh viên không?

PSG.TS Trần Lưu Vân Hiền: Các bạn trẻ rất dễ thay đổi, sự thay đổi của con bạn chắc chắn do ảnh hưởng của môi trường cháu đang học. Tôi không hy vọng nhiều rằng các thầy cô ở các trường ĐH có thể là những người cha, người mẹ thứ hai định hướng nhân cách cho sinh viên.  

Tôi cũng muốn nhắc lại một ý mà tôi có nói, nếu các thầy cô bằng cách nào đó cuốn hút các em vào việc học, cùng gia đình tạo điều kiện vật chất tạm đủ để các em tập trung vào chuyện học, thì các em sẽ bớt bị lôi cuốn vào những việc khác.

Trong tương lai mọi việc có thể khác đi theo chiều hướng tốt lên trong giáo dục ĐH. Sinh viên có điều kiện tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học cùng với các giáo viên hướng dẫn tâm huyết của mình, lòng ham mê học hỏi từ những năm học phổ thông chắc chắn sẽ không bị mờ nhạt đi.





Tác giả bài viết: Tường Vi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

LIÊN KẾT TÀI LIỆU

Mạng ioe
Mạng moet
Violym
Mang Edu
Sở GD&ĐT Nghệ An

ĐỌC NHIỀU NHẤT